Tại sao chuyển hàng trong nước đắt hơn đi nước ngoài?

Với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, kho vận (logistics) là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng, có một thực tế là chuyển hàng trong nước ở Việt Nam đang rất cao, chiếm khoảng 20.9% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới (15%). 

Tại sao chuyển hàng trong nước cao hơn chuyển hàng nước ngoài?

Có 3 phương thức vận chuyển hàng hóa được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hiện nay gồm vận chuyển bằng đường biển, vận chuyển bằng đường sắt và vận chuyển bằng đường bộ. Trong đó, vận chuyển bằng đường biển có chi phí thấp nhất (chỉ bằng ⅓ cước phí vận chuyển bằng đường bộ) nhưng cơ sở hạ tầng và hệ thống cảng biển lại chưa thể đáp ứng được yêu cầu và chỉ phù hợp với một số tỉnh, thành.

Hình thức vận chuyển bằng đường sắt có cước phí rẻ cũng không được các doanh nghiệp coi trọng vì chất lượng dịch vụ còn nhiều bất cập và cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu. Do đó, phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trở thành lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp.

Vận chuyển hàng hóa đường bộ là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Vận chuyển hàng hóa đường bộ là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Tuy nhiên, chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hiện nay còn khá cao. Nếu so sánh với chi phí vận chuyển hàng đi các nước như Mỹ, Châu Âu thì cước phí vận chuyển hàng Bắc Nam còn cao gấp vài lần. 

Nguyên nhân chuyển hàng trong nước lại có cước phí cao

Chi phí cầu đường quá cao

Theo tính toán của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, ngoài các loại phí cố định thì phí cầu đường BOT còn cao hơn cả chi phí nhiên liệu cho cùng một quãng đường vận chuyển vì các trạm thu phí dày đặc. Theo nhận xét của ông Nguyễn Văn Chánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM thì xung quanh các cửa ngõ TPHCM, từ QL1A về Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh hay các tỉnh miền Tây đều có trạm thu phí, đa phần nằm trên các tuyến đường độc đạo gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Trạm thu phí (BOT) và chi phí tiêu cực đẩy cước phí vận chuyển hàng hóa Bắc Nam tăng cao

Trạm thu phí (BOT) và chi phí tiêu cực đẩy cước phí vận chuyển hàng hóa Bắc Nam tăng cao

Chi phí nhiên liệu cao

Chi phí nhiên liệu chỉ chiếm 30% đến 35%, trong khi phí BOT dao động từ 15% đến 30%. Đặc biệt, trong bảng liệt kê các chi phí vận chuyển hàng hóa đường bộ còn có thêm 5% “phí tiêu cực”. Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao dù giá xăng dầu giảm nhiều, cước phí vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải gần như vẫn “đứng yên”.

Cách giảm cước vận chuyển hàng trong nước

Chi phí vận chuyển thường phụ thuộc vào thời gian, quãng đường và giá trị, khối lượng hàng hóa. Ngoài ra, chi phí vận hành của hoạt động vận tải cũng ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Đó là lý do tại sao có sự chênh lệch về cước phí vận chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải chuyên nghiệp để có cước phí vận chuyển tối ưu

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển phù hợp với nhu cầu để giảm chi phí vận tải

 

Đối với doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển, nếu chưa đủ tiềm lực để xây dựng đội ngũ kho vận chuyên nghiệp thì nên lựa chọn phương án dịch vụ thuê ngoại nhằm tận dụng tính chuyên chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Khi lựa chọn đối tác vận tải, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn phương thức vận tải và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển phù hợp với nhu cầu để tối ưu chi phí. Ngoài ra, doanh nghiệp nên áp dụng một số cách thức sau để tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa khi có nhu cầu cao:

  • Cân nhắc các hãng vận chuyển địa phương, gần kho hàng, kho phân phối
  • Ký hợp đồng lâu dài để được giá ưu đãi và ổn định giá lâu dài
  • Tính toán tất cả các chi phí vận chuyển trước và sau khi thanh toán
  • Kiểm soát hàng hoàn trả (nếu có)
  • Đàm phán mức cước dựa trên sự tăng trưởng trong tương lai
  • Kiểm toán các hóa đơn

Chi phí vận chuyển hàng hóa nội địa và chi phí logistics cao ảnh hưởng khá nhiều đến chi phí doanh nghiệp. Điều đó khiến cho giá bán sản phẩm tăng lên, làm giảm mức cạnh tranh. Vì thế, về lâu dài, doanh nghiệp cần có phương án tối ưu chi phí phù hợp để nâng cao giá trị cạnh tranh của mình.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *