Điều kiện, thủ tục thành lập công ty vận tải hàng hóa đường bộ ?

Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hiện tại tôi muốn thành lập một công ty vận tải để vận chuyển hàng hóa bằng được bộ, nhưng tôi không biết các điều kiện cũng như thủ tục như thế nào. Vậy mong luật sư có thể tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

1. Điều kiện thành lập Công ty vận tải như sau:

Theo Luật giao thông đường bộ 2008 “Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014″ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô như sau:

1. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô       

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

–  Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

  • Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP như sau:
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
  • Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

*Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

* Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.

* Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.

3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

– Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

– Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);

– Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

6. Về tổ chức, quản lý: –  Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

  • Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

2. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa

– Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP – Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên. Nếu đã đáp ứng đủ các điều kiện trên thì bạn phải làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được quy định tại nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:

3. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Điều 20)

“1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

3. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;

e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

5. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về mẫu Giấy phép kinh doanh.”

4. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh (Điều 21)

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do hết hạn Giấy phép bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

c) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép do Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng) hoặc văn bản có xác nhận của Công an xã, phường nơi đơn vị kinh doanh vận tải trình báo mất Giấy phép kinh doanh.

5. Thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh (Điều 22)

“1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn thực hiện như khi cấp lần đầu.

3. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị mất:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra, xác minh, cấp lại Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.” Trân trọng !

Tối thiểu bao nhiêu xe mới được kinh doanh vận tải?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Khuất Việt Hùng – Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, tới đây, khi dự thảo sửa đổi Nghị định 91 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, vấn đề quy mô doanh nghiệp vận tải sẽ được quy định chặt chẽ hơn trước để khắc phục tình trạng doanh nghiệp vận tải nhỏ bé, manh mún.
Theo ông Hùng, cần phải đưa ra quy định cụ thể để một đơn vị vận tải có thể đáp ứng được các quy định của pháp luật về các điều kiện, kinh doanh và đảm bảo ATGT. Hiện nay, do chưa quy định cụ thể về số lượng xe tối thiểu cần có, quy mô tối thiểu của doanh nghiệp như thế nào, nên việc thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải – vốn rất thiết thực đối với kinh doanh bền vững của doanh nghiệp, chỉ được thực hiện một cách hình thức và mang tính đối phó.
 
Ông Trần Quang Bình – Vụ trưởng Vụ Vận tải – Pháp chế (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết: Cần phải có quy định quy mô tối thiểu của doanh nghiệp và các hợp tác xã vận tải phải đảm bảo mức doanh thu, có thể trang trải cho các yêu cầu về quản lý điều hành doanh nghiệp tập trung thì mới được hoạt động. Hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp vận tải quá nhỏ bé, không thể đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về điều kiện ATGT. Việc quy định quy mô cũng sẽ có lộ trình để các doanh nghiệp thích ứng hoặc chuyển đổi.
Điều tra của Tổng cục Đường bộ VN cho thấy, số lượng doanh nghiệp vận tải hiện có 1, 2 hoặc 3 đầu xe chiếm tỷ lệ khá lớn
Điều tra của Tổng cục Đường bộ VN cho thấy, số lượng doanh nghiệp vận tải hiện có 1, 2 hoặc 3 đầu xe chiếm tỷ lệ khá lớn
Tối thiểu bao nhiêu xe là đủ? Dự thảo sửa đổi Nghị định 91 dự kiến quy định: Toàn bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải container phải có tối thiểu 5 xe vận tải trở lên. Các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh và taxi phải có tối thiểu 10 đầu xe vận tải. Riêng với các doanh nghiệp và các hợp tác xã có trụ sở thuộc địa bàn các tỉnh miền núi thì tối thiểu cũng phải có 5 xe.
 
 

 

Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho biết, tối thiểu doanh nghiệp vận tải phải có 20 đầu xe trở lên, chứ quy định ở mức 10 xe chưa giải quyết vấn đề gì. Với vận tải container không phải quá bó buộc như vận tải khách, nhưng cũng cần quy định quy mô ở mức lớn hơn, chứ 5 xe là quá manh mún. Doanh nghiệp dứt khoát phải đủ lớn để có bộ máy điều hành tập trung, có thể ứng dụng các tiến bộ về quản lý, khoa học công nghệ, ATGT, nếu không thì vận tải không thể phát triển được. Vận tải container cũng cần phải quy tụ lại, không thể để như bây giờ.
Ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết: Điều tra của Tổng cục Đường bộ VN cho thấy, số lượng doanh nghiệp hiện có 1, 2 hoặc 3 đầu xe chiếm tỷ lệ khá lớn. Đưa ra quy định tối thiểu như vậy để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có điều kiện tích tụ, sắp xếp lại. Nếu quy định quy mô lớn hơn nữa thì số lượng doanh nghiệp phải sắp xếp lại sẽ quá nhiều, nhưng nếu quy mô nhỏ hơn sẽ lại không đảm bảo quản lý điều hành tập trung và ATGT. Hiện tại, với quy mô khoảng 30 đầu xe kinh doanh trên một doanh nghiệp là tương đối phù hợp để có thể đáp ứng các quy định về quản lý tập trung. Xung quanh quy định này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp. Ông Nguyễn Vĩ Đức, thuộc Công ty CP vận tải khách Thái Bình cho biết, nguyên nhân TNGT hiện nay xảy ra với xe khách phần lớn do quản lý lỏng lẻo, doanh nghiệp để cho lái xe tùy tiện, không quản lý giám sát được.
 
Hoạt động vận tải không phát triển được, TNGT nhiều là do quy mô quá nhỏ bé, 1-2 xe cũng mở được doanh nghiệp. “Ít nhất doanh nghiệp phải có 20 xe trở lên mới có thể đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay. Làm ăn quy mô đó mới có lời lãi để quan tâm đến tập huấn rèn luyện tay nghề, giáo dục văn hóa ứng xử cho lái xe, tích lũy kinh nghiệm điều hành xe, điều hành doanh nghiệp, đầu tư đổi mới phương tiện”- ông Đức nói.
 
Ở chiều ngược lại, ông Hoàng Quang Ngọc – Giám đốc Công ty TNHH vận tải Hoàng Hà cũng cho biết, vận tải hàng hóa chuyên dụng bằng xe đầu kéo chủ yếu là công ty TNHH, do tư nhân làm ăn tích lũy được mở ra, ban đầu 1-2 xe là rất phổ biến. Nếu bây giờ yêu cầu phải có 5 xe trở lên mới được kinh doanh, thì nhiều doanh nghiệp dưới 5 xe phải giải tán? “Nhà nước yêu cầu như thế nào mới được kinh doanh thì phải quy định rõ ràng, có lộ trình để doanh nghiệp biết lượng sức mình, có hướng hoặc đầu tư tích lũy dần hoặc có kế hoạch chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác” – ông Ngọc kiến nghị.

 

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *