Phương án cầu Phượng Hoàng qua sông Hàn Đà nẵng

Phương án cầu Phượng Hoàng qua sông Hàn Đà nẵng, bản vẽ phối cảnh 3D cận cảnh phương án cầu Phượng Hoàng qua sông Hàn do VTCo và Pedelta Tây Ban Nha đề xuất. Phượng là loài chim trong tứ linh khi xuất hiện báo hiệu sự thịnh vượng, đó cũng là lời cầu chúc thái bình cho vùng đất Quảng Nam Đà Nẵng với lịch sử vốn nhiều chiến tranh.

Phương án cầu Phượng Hoàng qua sông Hàn Đà nẵng

Về cầu Phượng Hoàng, mới đây, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức thi tuyến phương án thiết kế đầu tư xây dựng công trình vượt sông Hàn. Việc thi tuyển nhằm lựa chọn phương án thiết kế đầu tư xây dựng hợp lý nhất đảm bảo kết nối tốt giao thông hai bờ sông Hàn, giải quyết lưu thông; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thành phố.

Phương án cầu Phượng Hoàng qua sông Hàn Đà nẵng
Phương án cầu Phượng Hoàng qua sông Hàn Đà nẵng

Theo đó, xuất hiện 6 liên danh mang đến các phương án thiết kế khác nhau. Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần và Tư vấn Thiết kế cầu Lớn-Hầm (Việt Nam) và Oriental Consultants global company LTD (Nhật Bản) với phương án hầm chui, có sáu làn xe hai chiều, khởi đầu từ đoạn đường Như Nguyệt (quận Hải Châu) tới Vân Đồn (quận Sơn Trà) dài 1,3 km (900 m hầm chui qua lòng sông).

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải Việt Nam đưa ra 2 phương án cầu dây văng tháp cánh buồm và cầu dây văng tháp chim hạc.

Liên danh Công ty TNHH Chodai (Nhật Bản) và Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Giao thông (Trường ĐH GTVT – Việt Nam) đưa ra 3 phương án kiến trúc gồm: Hầm chui; cầu cao và cầu nâng đoạn giữa sông Hàn.

Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị cầu vượt nổi trên sông Hàn và có kết hợp cầu nâng tấm thép 1.200 tấn với ý tưởng cánh buồm hải đội Hoàng Sa.

Công ty OTB (Anh Quốc) và Công ty Cổ phần Tư vấn và ĐTXD ECC (Việt Nam) đề xuất phương án cầu nổi vòm.

Cuối cùng, Công ty TNHH Đầu tư VTCO (Việt Nam) và Công ty tư vấn Pedelta S.L. (Tây Ban Nha) trình bày phương án cầu nổi cao lên giữa sông và có nhạc nước, mô phỏng hình chim phụng và có phần đường dành cho người đi bộ là thiết kế đang được quan tâm nhất. Cụ thể ý tưởng của đơn vị này như sau.

Ý tưởng:

Phượng là loài chim trong tứ linh khi xuất hiện báo hiệu sự thịnh vượng, đó cũng là lời cầu chúc thái bình cho vùng đất Quảng Nam Đà Nẵng với lịch sử vốn nhiều chiến tranh.

Bên cạnh cầu Rồng, cầu Phụng sẽ tạo 2 bên tòa thị chính thành phố thế phong thủy “Long Phụng trình tường” vô cùng may mắn. Mang vượng khí và chiêu tài, là điềm báo thánh hiền xuất hiện.

Kết hợp với 4 con phụng ở 4 đầu cầu (đầu phụng theo thiết kế kiến trúc thời nhà Lý) tạo thế “Ngũ Phụng tề phi” cho vùng đất nổi tiếng học giỏi này.

– Cầu nối từ Đống Đa qua Vân Đồn và phương án đặc biệt không giải tỏa 1m2 nào.
– Cầu đáp ứng các cuộc đua thuyền buồm cao tới 27,5 m và dàn ngang 20 chiếc 1 lúc, cự ly đua hơn 7,5km.
– Bán kính cong lớn độ dốc nhỏ không ảnh hưởng ly tâm khi vào cầu tất cả loại xe.
– Cầu trên hệ cọc cao và ít trụ không ảnh hưởng dòng chảy.
– Cầu sẽ nhanh chóng là 1 biểu tượng kiến trúc đặc sắc khiến tất cả mọi du khách đều ngước nhìn và chụp ảnh, không những không làm che và mất cảnh quan sông Hàn mà còn làm đẹp hơn.

– Đặc biệt nhất Cầu có các khu chức năng chắc chắn sẽ tạo điểm nên nhấn du lịch nổi tiếng, 1 Land mark Đà Nẵng sau này như:
– Thang máy ngắm cảnh:
– Hệ thống nhạc nước vòng cung (đẹp hơn nhiều lần cầu ánh sao).
– Khu vực cầu đi bộ hình vỏ sò trên mặt nước ra khu vực nhạc nước.
– Quảng trường đất lành chim đậu.

– Đặc biệt trên vòm cầu có pháo hoa và màn hình trên vòm chính dùng cho các sự kiện như đếm ngược count down hoặc 3d mapping trong các sự kiện lớn của thành phố vô cùng ấn tượng.
– Cầu được phủ cây xanh tất cả thân bê tông.
– Dáng cầu cong và hình khối lặp lại tạo hiệu ứng kiến trúc đặc sắc ,
– Lan can thiết kế theo đường cong fibonacci tỷ lệ hài hòa. Lan can cầu được thiết kế kín để chắn gió cho người qua cầu, nhưng không cản tầm nhìn.

– Đỉnh khung vòm cách điệu hình chim phựợng cũng là hệ thống pin năng lượng mặt trời vận hành cho toàn cầu sau này, đây là 1 thiết kế theo tiêu chuẩn “xanh” cho công trình đặc sắc này!

Trên cơ sở các giải pháp đề xuất này, trong thời gian đến, Hội đồng giám khảo sẽ có những buổi làm việc đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế của từng giải pháp, để từ đó sẽ chọn ra giải pháp tốt nhất trình lãnh đạo thành phố xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

Được biết cơ cấu giải thưởng cuộc thi công trình vượt sông Hàn này gồm một giải nhất 100 triệu đồng, giải nhì 70 triệu đồng, giải ba là 50 triệu đồng.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *